Tin Tức Chi Tiết

Các loại phòng khách sạn – Cách phân loại và tối ưu chi phí đầu tư

Các loại phòng khách sạn gồm phòng thường, hạng sang, phòng tổng thống, v..v.. Tại sao trong cùng một khách sạn lại chia ra thành nhiều hạng phòng như vậy? Liệu có bí mật nào ẩn dấu trong cách chia này không hay đơn giản là do quản lý khách sạn … “rảnh”? Dương Ý Furniture sẽ bật mí với anh/chị ngay sau đây!

cac-loai-phong-khach-san-10
Các loại phòng ở khách sạn được phân chia dựa trên nhiều yếu tố, giúp tối ưu chi phí đầu tư và hoạt động.

Để một khách sạn có thể đi vào hoạt động, CĐT cần bỏ ra một nguồn vốn rất lớn. Việc đưa ra kế hoạch, chiến lược phù hợp để thu hút càng nhiều khách hàng trong một thời gian càng ngắn sẽ càng có lợi. Phân loại phòng khách sạn là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bởi, CĐT hay nhân sự cấp cao có thể dễ dàng:

  • Quản lý và phân loại đối tượng khách hàng
  • Tối ưu chi phí đầu tư ban đầu (VD: Một khách sạn 20 phòng chỉ cần đầu tư nội thất cao cấp cho khoảng 4 phòng làm phòng hạng sang – bán giá cao)
  • Đưa ra các gói dịch vụ hấp dẫn đi kèm từng hạng phòng

1. Các loại phòng khách sạn phổ biến

Tiêu chí phân hạng phòng trong resort, khách sạn gồm:

  • Diện tích phòng
  • Vị trí phòng (Tầm nhìn)
  • Mức đầu tư nội thất – thiết bị phòng
  • Dịch vụ đi kèm
  • V..v..

4 Hạng phòng cơ bản:

  • Phòng Standard
  • Phòng Superior
  • Phòng Deluxe
  • Phòng Suite
cac-loai-phong-khach-san-1
Phân hạng các loại phòng khách sạn giúp việc quản lý và vận hành khách sạn dễ dàng hơn.

Tại các khách sạn, resort cao cấp 5 sao có thể xuất hiện thêm các loại phòng:

  • President Room (phòng tổng thống)
  • Royal Suite Room (phòng hoàng gia),
  • Phòng Bungalow
  • Ngoài ra còn có phòng Connecting Room, dành cho đối tượng khách gia đình hoặc theo nhóm.

>> Xem thêm: Nội thất khách sạn

2. Đặc điểm các loại phòng trong khách sạn

Mỗi loại phòng lại có một điểm đặc trưng riêng, anh/chị cần hiểu rõ chúng thì việc hoạch định chiến lược kinh doanh mới dễ dàng và chính hơn.

2.1. Phòng Standard

Viết tắt là STD, là hạng phòng tiêu chuẩn của khách sạn. Đặc điểm:

  • Diện tích nhỏ (
  • Trong các loại phòng khách sạn, Standard Room thường nằm ở tầng thấp, trệt
  • Không có view (hoặc view không đẹp)
  • Chỉ bao gồm những đồ nội thất & thiết bị cơ bản nhất (giường 1m6 hoặc 1m1, tab, tủ áo,…)
  • Thậm chí tại những resort, khách sạn hạng sang phòng Standard sẽ bị loại bỏ.
  • Thông thường, khách hàng có nhu cầu lưu trú ngắn, hoặc kinh phí hạn chế sẽ chọn loại phòng này.
cac-loai-phong-khach-san-2
Standard room – Phòng tiêu chuẩn khách sạn.

2.2. Phòng Superior (SUP)

Dựa trên tiêu chí đánh giá các loại phòng khách sạn về diện tích, dịch vụ, nội thất, … thì phòng SUP không quá khác biệt so với phòng STD. Đặc điểm phòng:

  • Diện tích vừa (dao động 20-25m2)
  • Được xếp tại các vị trí cao hơn phòng STD (VD: tầng 2-3)
  • Đầu tư nội thất đầy đủ hơn phòng Standard nên mức giá cao hơn cũng tiện nghi hơn.
cac-loai-phong-khach-san-3
Superior – Hạng phòng phổ thông với tiện nghi căn bản.

2.3. Phòng Deluxe (DLX)

Trong các loại phòng khách sạn, có thể nói đây là hạng phòng được ưa thích nhất. Bởi:

  • Không gian rộng rãi (30-50m2)
  • Phòng DLX được bố trí tại các tầng cao nên có tầm nhìn thoáng đãng
  • Nội thất phòng cao cấp, trang thiết bị hiện đại cùng các dịch vụ hạng sang hấp dẫn.
cac-loai-phong-khach-san-5
Phòng DLX một khách sạn 4 sao tại Phố Cổ Hà Nội

2.4. Các loại phòng khách sạn: Phòng Suite (SUT)

Nằm trên các tầng cao nhất của khách sạn, Suite là loại phòng cao cấp nhất tới tầm nhìn rất đẹp. Nếu STD, SUP hay DLX chỉ có một phòng ngủ thì SUT được bố trí thêm 01 phòng khách, 02 phòng vệ sinh và ban công riêng. Khách hàng nghỉ tại phòng Suite sẽ được tận hưởng những dịch vụ cao cấp nhất, sự chăm sóc tỉ mỉ nhất. CĐT sẽ dành sự đầu tư lớn hơn về nội thất – thiết bị cho hạng phòng này. Phòng Suite lại phân thành 02 hạng phòng:

  • Junior Suite
  • Executive Suite

2.4.1. Junior Suite

Một phòng Junior Suite đạt chuẩn cần đáp ứng các tiêu chí:

  • Diện tích: 60-70m2
  • Có ban công riêng (View hướng biển, núi, thành phố,..)
  • Nội thất cao cấp, bên cạnh những đồ cơ bản cần thêm ghế tắm nắng, khu vực lounge, bể sục jacuzzi,..
cac-loai-phong-khach-san-6
Các loại phòng khách sạn cao cấp: Junior Suite

2.4.2. Phòng Executive Suite

Executive thậm chí còn yêu cầu cao hơn so với Junior Suite. Đặc điểm của phòng:

  • Diện tích rất lớn (80 ~ 100m2)
  • Phải có cả bồn tắm đứng và nằm
  • Khách hàng có thể sở hữu một hồ bơi riêng cho mình tại phòng.
  • Có quầy bar & nhà bếp riêng
  • Phòng khách sang trọng với sofa êm ái. Giường super king size (2m x 2.2m), bàn làm việc riêng.
cac-loai-phong-khach-san-7
Executive Suite – Hạng phòng sang trọng chuyên phục vụ khách hàng VIP.

2.5. Connecting room

Trong các loại phòng khách sạn, connecting room không nằm trong bất kì tiêu chuẩn phân chia nào. Chúng được tạo thành bởi 02 phòng thông nhau, dành cho khách du lịch/công tác theo nhóm đông người. Connecting room được trang bị nội thất tiện nghi, đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất.

cac-loai-phong-khach-san-8
Connecting Room – Lựa chọn cho khách hàng đi theo nhóm đông người.

3. Phân loại phòng khách sạn dựa trên kích thước giường

“Tôi đi một người và muốn phòng hạng sang” “Chúng tôi có 2 người lớn và một trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bạn có thể tư vấn cho tôi một căn phòng phù hợp không?” Bên cạnh việc phân loại các loại phòng khách sạn bằng các tiêu chuẩn về chất lượng, CĐT cần kết hợp thêm một yếu tố về kích thước (loại) giường để đa dạng hơn sự lựa chọn. Có 5 loại giường được sử dụng phổ biến trong khách sạn:

  • Single bed room (SGL): phòng có 1 giường cho 1 người ngủ.
  • Twin bed room (TWN): phòng có 2 giường cho 2 người ngủ.
  • Double bed room (DBL): phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở ngủ.
  • Triple bed room (TRPL): phòng 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn + 1 giường nhỏ cho 3 người ngủ.
  • Extra bed: là giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.
cac-loai-phong-khach-san-4
Các loại phòng khách sạn: Suite Double bedroom

Ví dụ: Với các vị khách ở trường hợp 02, bạn có thể tư vấn cho họ về phòng Deluxe Double room + Extra bed hoặc phòng Deluxe Triple bed room.

4. Tình trạng phòng của khách sạn bằng Tiếng Anh

“Phòng 305 sẽ có khách tới check-in lúc 14h00, vậy tình trạng phòng lúc này như thế nào? Đã đạt tiêu chuẩn để đón khách mới hay chưa?” Bên cạnh việc phân loại, quản lý và nhân viên khách sạn nên quan tâm tới tình trạng các phòng. Dương Ý xin đưa ra một số từ vựng chuyên ngành để giúp anh/chị dễ dàng hơn trong công việc.

cac-loai-phong-khach-san-9
Tình trạng các loại phòng khách sạn bằng Tiếng Anh.

Occupied room: Phòng có khách
Check out room: Phòng khách trả
Very important person (VIP): Phòng dành cho khách quan trọng
Expected arrival room: phòng khách sắp đến
Departure room: Phòng khách sắp rời đi
Vacant ready room: Phòng sạch sẵn sàng đón khách
Vacant dirty: Phòng trống bẩn
Vacant clean: Phòng trống sạch
House use room: Phòng sử dụng nội bộ
Out ofused room: Phòng không dùng được
Stay over room: Phòng khách ở lâu hơn dự kiến

Trên đây là thông tin các loại phòng khách sạn được phân loại dựa trên chất lượng phòng. Hy vọng Dương Ý Furniture đã mang tới những thông tin hữu ích cho anh/chị! Cảm ơn đã theo dõi!